Scholar Hub/Chủ đề/#u đệm dây sinh dục buồng trứng/
U đệm dây sinh dục buồng trứng là u hiếm gặp từ mô đệm dây sinh dục trong buồng trứng, hỗ trợ phát triển noãn. Nguyên nhân chính xác chưa rõ, nhưng có yếu tố di truyền, môi trường ảnh hưởng. Triệu chứng phụ thuộc vào kích thước, vị trí u, như đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều. Chẩn đoán gồm khám lâm sàng, hình ảnh học, xét nghiệm máu và sinh thiết. Điều trị qua phẫu thuật, hóa trị, hormon tùy thuộc vào loại, mức độ u. Tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo dõi sau điều trị cần thiết để phát hiện tái phát.
U Đệm Dây Sinh Dục Buồng Trứng: Khái Niệm Và Phân Loại
U đệm dây sinh dục buồng trứng là một nhóm u phát sinh từ mô đệm dây sinh dục trong buồng trứng, bao gồm các tế bào có vai trò hỗ trợ trong sự sinh trưởng và phát triển của noãn. Đây là một trong những loại u tương đối hiếm gặp trong số các khối u buồng trứng.
Nguyên Nhân Và Đặc Điểm Sinh Bệnh Học
Các nguyên nhân chính xác gây ra u đệm dây sinh dục buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số yếu tố di truyền và môi trường có thể tăng nguy cơ phát triển loại u này. Đặc điểm sinh bệnh học của loại u này liên quan đến sự phát triển bất thường của các mô có nguồn gốc phôi thai.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Các triệu chứng của u đệm dây sinh dục buồng trứng có thể không rõ ràng và thường phụ thuộc vào kích thước và vị trí của u. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu ở ổ bụng dưới.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc xuất huyết không đúng kỳ kinh.
- Khối u có thể được sờ thấy trên lâm sàng.
- Cảm giác đầy hơi hoặc sức ép trong vùng chậu.
Chẩn Đoán U Đệm Dây Sinh Dục Buồng Trứng
Việc chẩn đoán loại u này thường bao gồm các bước sau:
- Khám lâm sàng: Đánh giá tổng thể và khám vùng chậu để phát hiện khối u.
- Hình ảnh học: Siêu âm, MRI, hoặc CT scan có thể được sử dụng để xác định kích thước và đặc điểm của u.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số marker ung thư có thể liên quan.
- Sinh thiết: Lấy mẫu mô để phân tích dưới kính hiển vi nhằm xác định bản chất của u.
Điều Trị U Đệm Dây Sinh Dục Buồng Trứng
Phương pháp điều trị u đệm dây sinh dục buồng trứng phụ thuộc vào kích thước, loại và mức độ phát triển của u, cũng như tình trạng tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị chính.
- Hóa trị liệu: Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt trong trường hợp u ác tính.
- Liệu pháp hormon: Áp dụng trong trường hợp các u nhạy cảm với hormon.
Tiên Lượng Và Theo Dõi
Tiên lượng của bệnh nhân có u đệm dây sinh dục buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, loại u và khả năng điều trị hiệu quả. Việc theo dõi thường xuyên sau điều trị là cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát.
Kết Luận
U đệm dây sinh dục buồng trứng là một thách thức trong chẩn đoán và điều trị do tính chất hiếm gặp và phức tạp của chúng. Hiểu rõ về triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và lựa chọn điều trị có vai trò quan trọng trong quản lý hiệu quả căn bệnh này.
NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U ĐỆM DÂY SINH DỤC BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u đệm dây sinh dục buồng trứng tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 71 bệnh nhân u buồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện K, chẩn đoán sau mổ là u đệm dây sinh dục buồng trứng từ tháng 2016 đến 2020. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 51,6±15,7 tuổi, thể mô bệnh học gặp nhiều nhất là u tế bào hạt và nhóm u xơ-vỏ. Kích thước trung bình của u là 11,6cm (từ 3,5cm đến 25cm). Bệnh giai đoạn I chiếm đa số với 69,2%, giai đoạn II và III lần lượt là 19,2% và 11,5%. Trung bình thời gian theo dõi là 37,0 tháng (từ 8,6-69,6 tháng), sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không tái phát (DFS) 5 năm ở nhóm u tế bào hạt lần lượt là 83,3% và 67,7%. Giai đoạn tiến triển và bệnh còn sót lại sau phẫu thuật là yếu tố tiên lượng kém của nhóm bệnh nhân u tế bào hạt (p<0,05). Kết luận: U đệm dây sinh dục là loại u buồng trứng ít gặp với phân bố tuổi rộng rãi và nhiều dưới nhóm mô bệnh học. U tế bào hạt là thể mô bệnh học ác tính thường gặp nhất, với phần lớn u ở giai đoạn sớm và có tiên lượng tốt. Giai đoạn ban đầu và bệnh còn sót lạilà yếu tố tiên lượng quan trọng của thể mô bệnh học này.
#u đệm dây sinh dục buồng trứng
U ĐỆM DÂY SINH DỤC BUỒNG TRỨNG: GIÁ TRỊ HẠN CHẾ CỦA CHỈ SỐ NGUY CƠ ÁC TÍNH Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u đệm dây sinh dục buồng trứng và phân tích hiệu quả chỉ số nguy cơ ác tính (RMI) trong chẩn đoán trước mổ loại u này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả bệnh nhân u đệm dây sinh dụcbuồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện Ktừ tháng 2016 đến 2020. Kết quả: Nghiên cứu trên 68 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 51,6 ± 16,1 (15- 81 tuổi), nhóm mãn kinh chiếm 61,8%. Triệu chứng gặp nhiều nhất là đau bụng hạ vị (70,6%). Nồng độ CA125 trung bình là 112,8 U/mL (từ 6,9 – trên 1000 U/mL), 42 bệnh nhân có CA125 tăng (64,6%). Đặc điểm u trên siêu âm phần lớn làkhối hỗn hợp đặc và dịch (70,6%). Phân tích điểm RMI, có 32 trường hợp nguy cơ cao (47,1%), 36 nguy cơ thấp (52,9%), trung bình là 542,9 ± 917,2 (từ 0 – 4271). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự báo âm tính của thang điểm RMI trong xác định tổn thương ác tính trước mổlần lượt là48%, 53,7%, 28,3%, và 40%. Kết luận: Uđệm dây sinh dục buồng trứng là nhóm u hiếm gặp, thường gặp ở độ tuổi mãn kinh. Hệ thống điểm RMI có giá trị thấp trong chẩn đoán khối u ác tính trước mổ trong nhóm bệnh này, tuy nhiên cần các nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn để xác định vai trò của RMI.
#u đệm dây sinh dục buồng trứng #chỉ số nguy cơ ác tính
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u mô đệm - dây sinh dục buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Đặt vấn đề: U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng (UMĐ-DSDBT) là 1 trong 3 thể mô học chính của u buồng trứng với tỷ lệ hiếm gặp, có những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u mô đệm - dây sinh dục buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mới mắc U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng nguyên phát, được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2024.
Kết quả: Có tổng số 121 bệnh nhân từ 10 đến 87 tuổi, tuổi trung bình: 43,1 ± 18,8; 71,1% từ 30 tuổi. Hai triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng âm ỉ (49,6%) và rối loạn kinh nguyệt (19,8%). Trên hình ảnh, 78,5% u có kích thước từ 51 - 150 mm và có tổ chức đặc (85,1%). Thể giải phẫu bệnh phổ biến nhất là u xơ (49,5%) và u tế bào hạt (28,9%). Hầu hết U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng ác tính được chẩn đoán ở giai đoạn I theo FIGO (95,4%).
Kết luận: U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng phổ biến ở nhóm phụ nữ từ 30 tuổi thường lành tính với biểu hiện là khối u đặc, gây đau bụng âm ỉ và rối loạn kinh nguyệt. UMĐ-DSDBT ác tính thường được chẩn đoán ở giai đoạn sớm cho kết quả điều trị khả quan.
#u mô đệm dây sinh dục buồng trứng #chẩn đoán hình ảnh #marker ung thư #giải phẫu bệnh #WHO 2020 #FIGO 2014
Mối liên quan giữa các týp mô bệnh học và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các týp mô bệnh học với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh sau mổ ung thư buồng trứng.
Đối tượng và phương pháp: 250 người bệnh được điều trị ung thư buồng trứng nguyên phát, thu thập dữ liệu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Đề tài được tiến hành từ 01/01/2003 đến 31/12/2007 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Kết quả: Týp ung thư biểu mô chiếm nhiều nhất với 68,8%, trên siêu âm, typ ung thư biểu mô và u TB mầm –bào thai có kích thước u trên 10cm cao hơn u dưới 10cm. tỷ lệ có vách của typ UT biểu mô cao nhất (89%) và thấp nhất ở typ u mô đệm-dây SD (50%).Nồng độ CA 125 huyết thanh trung bình là 232,2UI/ml. Týp ung thư biểu mô có tỷ lệ nồng độ CA-125 trước phẫu thuật trên 35IU/ ml cao hơn 2 nhóm u TB mầm –bào thai và thấp nhất ở týp u mô đệm-dây sinh dục.
#ung thư buồng trứng #ung thư biểu mô #u tế bào mầm #u mô đệm dây sinh dục
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ NHÓM U XƠ - VỎ BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị nhóm u xơ-vỏ buồng trứng tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả bệnh nhân u xơ, u tế bào vỏ, hoặc u xơ-vỏ buồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện K từ tháng 2016 đến 2020. Kết quả: Có 43 bệnh nhân, trong đó nhóm u tế bào vỏ chiếm 81,4%. Độ tuổi trung bình là 52,6 ± 13,7 (từ 16 - 81 tuổi), gặp nhiều nhất ở tuổi mãn kinh (62%). Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng hạ vị (74,4%). Kích thước u trung bình là 11,8 cm (từ 3,5 - 25 cm). Đặc điểm u trên siêu âm phần lớn là khối đặc và giảm âm. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, bao gồm: phẫu thuật bóc u (27,9%), cắt phần phụ 1 bên (20,9%), cắt phần phụ 2 bên (25,6%), hoặc cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ (25,6%). Kết luận: U xơ-vỏ buồng trứng là típ mô bệnh học hiếm gặp, thuộc nhóm u đệm dây sinh dục lành tính. Bệnh thường gặp ở độ tuổi mãn kinh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho loại mô học này.
#u đệm dây sinh dục buồng trứng #u xơ-vỏ buồng trứng #u tế bào vỏ buồng trứng #u xơ buồng trứng.